Làng Lộng Thượng hay còn tên gọi khác là làng Rồng, một làng nghề truyền thống với nghề đúc đồng có tuổi đời từ thế kỉ XIV. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề đúc đồng vẫn tồn tại và phát triển thể hiện qua hai câu thơ.
“Đồng nát thì về cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha”
Đồng sau khi nung chảy được đổ vào khuôn. |
Để làm ra một sản phẩm đồng đẹp thì phải cần rất nhiều công đoạn từ chọn đất, đất được chọn phải là đất non, đất đẹp. Sau đó, qua bàn tay của người thợ nhào nặn tạo trầm, từng công đoạn phải rất tỉ mỉ, cẩn thận.
Sau đó, trầm được đưa vào lò nung và nung trong khoảng thời gian 3 ngày 2 đêm mới cho ra những trầm tốt nhất. Tiếp theo, trầm được làm nguội và đổ vào đồng đã được nung. Công đoạn này hết sức quan trọng nên chỉ những người thợ lâu năm mới được làm.
Các sản phẩm từ đồng được chế tạo rất tỉ mỉ. |
Khi đổ đồng vào trầm phải đợi đồng nguội rồi tách phần trầm và đồng ra. Lúc này, phần đồng bên trong đã có hình dáng. Phôi đồng sau đó được đưa đi trang trí, mài dũa và đánh bóng. Nhờ những công đoạn hết sức tỉ mà sản phẩm đúc đồng luôn có chỗ đứng riêng trên thị trường.
Dù đứng trước nhiều khó khăn của thời đại mới nhưng nghề đúc đồng Lộng Thượng vẫn đang phát huy tinh hoa của thế hệ cha ông đi trước. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp mới trong sản xuất để tạo ra sản phẩm không những giữ được dáng vẻ truyền thống, mà còn sắc sảo, tinh tế hơn.
Cao Thạch Thảo
Link nội dung: https://tv.nguoiduatin.vn/tinh-hoa-nghe-duc-dong-long-thuong-p1347.html