Khai giảng lớp nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ, giảng viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ

Ngày 23/5/2022, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm số 3 năm 2022

Thực hiện Kế hoạch số 1666 “Kế hoạch thực hiện đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2030”.

Ngày 23/5/2022, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm số 3 năm 2022 các học viên là giảng viên và cán bộ của các Khoa: Khoa Y, Khoa Tiếng Trung- Tiếng Nhật, Khoa Triết và KHXH và cán bộ Trung tâm Bồi dưỡng và NCNL CBQL-GV.

Đến dự buổi khai giảng có GS.TS. Đinh Văn Tiến – Phó Hiệu trưởng, Giám đốc TT Bồi dưỡng và NCNL cán bộ, Thầy Vũ Kim Huyền- Phó trưởng Phòng TCCB, Ths.KH Nguyễn Mạnh Khang - Phó Chánh Văn phòng Trường, TS.Nguyễn Việt Xô - Phó Giám đốc TT Bồi dưỡng và NCNL cán bộ quản lý – giảng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Tường- Phó Chủ nhiệm Khoa Y, Thầy Nguyễn Nho Ân - Phó Chủ nhiệm Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật, TS. Trần Đình Bích - Phó Chủ nhiệm Khoa Triết và KHXH, đại diện Trung tâm Truyền thông, Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng đại diện nhóm giảng viên của lớp và các học viên là giảng viên của Trường.

9845-1653552740-screenshot-5-1657542776.jpg
TS Nguyễn Việt Xô - PGĐ TT Bồi dưỡng và NCNL CBGV lên công bố Quyết định mở lớp và danh sách học viên lớp số 3

Trước đó, Nhà trường đã tổ chức lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm số 1 và số 2 năm 2022 cho các học viên là giảng viên và cán bộ của Nhà trường.

Phát biểu khai giảng, TS. Đinh Văn Tiến - Phó Hiệu trưởng đã nhấn mạnh mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ s­ư phạm cơ bản về giảng dạy đại học cho các đối tượng là giảng viên chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm theo h­ướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ước và hội nhập quốc tế. Thầy nhấn mạnh Nghị định 38/CP của Chính phủ đã nêu rõ các trường đại học bồi dưỡng cán bộ giảng viên trên bốn nội dung: phương pháp thực hành sư phạm, tin học, ngoại ngữ và trình độ chuyên môn.

GS.TS. Đinh Văn Tiến cũng cho biết, nhà giáo vừa là người biên kịch soạn kịch bản chính là bài giảng, vừa là đạo diễn thiết kế buổi giảng, lại vừa là diễn viên thực hành giảng dạy. Vì vậy, phương pháp giảng dạy rất quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo. Chất lượng đội ngũ giảng viên được cấu thành bởi các yếu tố: Trình độ kiến thức, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn và phẩm chất đạo đức, phương pháp dạy học. Trong đó năng lực sư phạm và phương pháp dạy học là những yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, sau mỗi khoá học, học viên sẽ được đánh giá kết quả học tập thông qua các bài thi thực hành kết thúc. Đây chính là yếu tố cần thiết, quan trọng để Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xét và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên sau khi kết thúc khóa học.

9845-1653553500-screenshot-6-1657542776.jpg
GS.TS. Đinh Văn Tiến – Phó Hiệu trưởng, Giám đốc TT Bồi dưỡng và NCNL cán bộ phát biểu khai giảng khoá học

Tại buổi khai giảng GS. TS Đinh Văn Tiến chúc các thầy cô học viên hoàn thành tốt khoá học khi trở lại đơn vị để áp dụng hiệu quả vào công tác của người Giảng viên đại học.

Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng đại diện nhóm giảng viên của lớp chia sẻ thêm thông tin đến các thầy cô học viên - chương trình đào tạo hôm nay nằm trong chuỗi kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Nhà trường, đã cho thấy sự quan tâm chú trọng của Ban Giám hiệu trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên đón đầu xu thế hội nhập Giáo dục đại học và mở rộng quy mô chương trình đào tạo của Nhà trường, mà chính các học viên hôm nay sẽ trở thành hạt nhân góp một phần công sức để đảm trách chuyên môn giảng dạy sau khi tốt nghiệp khóa học trở lại đơn vị sẽ góp phần nâng cao và hình thành ý thức nghề nghiệp, đạo đức, tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo; hình thành lòng say mê và hứng thú trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học; và thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức và quản lý quá trình dạy học, qua đó trở thành một người giảng viên giỏi đóng góp cho Nhà trường và nền giáo dục quốc gia.

 

Thạch Thảo

Link nội dung: https://tv.nguoiduatin.vn/khai-giang-lop-nghiep-vu-su-pham-cho-can-bo-giang-vien-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-nghe-p9561.html