Ca bệnh phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong điều trị
Bệnh nhân Đinh Văn Lưu 70 tuổi (Tam Nông, Phú Thọ) có tiền sử 4 lần đột quỵ não (tai biến mạch máu não) và lần đột quỵ gần nhất cách đây 2 tháng. Tuy đã may mắn thoát khỏi cửa tử nhưng căn bệnh đột quỵ não dễ dàng tái phát để lại nhiều biến chứng. Bệnh nhân đến thăm khám trong tình trạng nhịp tim rối loạn, nhịp thở khó khăn.
Ts.Bs Tạ Tiến Phước (Trưởng khoa Khám bệnh, BV Phương Đông) - bác sĩ trực tiếp khám và theo dõi điều trị cho bệnh nhân chia sẻ: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rối loạn nhịp tim hay được gọi là rung nhĩ. Tình trạng này gây ra đông máu cục bộ trong buồng tim và bắn lên các động mạch, đặc biệt là não dẫn đến tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ. Theo đánh giá của chúng tôi dựa trên các biến chứng của bệnh nhân thì tình trạng rối loạn nhịp tim của bệnh nhân đã kéo dài khoảng 5 năm và là nguyên nhân gây đột quỵ 4 lần trước của bệnh nhân. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nhân rất có thể tiếp tục bị đột quỵ và để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Về mặt chuyên môn, tuổi cao và rung nhĩ loạn nhịp hoàn toàn quá lâu đặt vấn đề điều trị rất khó khăn.”
Thực tế, nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng nam giới cao tuổi là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ; còn đột quỵ là một trong những biến chứng nặng nề nhất. Chứng bệnh nguy hiểm này rất dễ tái phát, thậm chí gây tử vong.
Điều trị dứt điểm tránh những biến chứng nguy hiểm
Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch, TS.BS Tạ Tiến Phước đã nhanh chóng nắm bắt được tình trạng, đồng thời, đưa ra phác đồ điều trị riêng cho bệnh nhân. Mục tiêu là hoàn thành điều trị ngay giai đoạn dùng thuốc, đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân; đồng thời, tiết kiệm chi phí, công sức cho gia đình, tránh việc phải chuyển sang giai đoạn sốc điện.
Bằng những nỗ lực không ngừng của bác sĩ, sự cố gắng của gia đình, kỳ tích đã thực sự xuất hiện. Sau hơn 1 tuần điều trị nghiêm ngặt, không những nhịp tim ổn định, bệnh nhân còn có thêm nhiều tiến triển về sức khỏe.
“Với trường hợp của bệnh nhân Đinh Văn Lưu, chúng tôi đã kê thuốc chống loạn nhịp cho bệnh nhân trước khi nhập viện 5 ngày, sau khi nhập viện tiếp tục điều trị bằng thuốc liều cao. Rất may mắn, chỉ sau 3 ngày điều trị nhịp tim của bệnh nhân đã đều hơn và không còn tình trạng loạn nhịp. Đây không chỉ là hạnh phúc của người bệnh và còn là niềm vui của mỗi bác sĩ chúng tôi.” Bác sĩ Phước chia sẻ với PV.
Bác sĩ Phước cũng nhấn mạnh, rung nhĩ luôn song hành với nguy cơ hình thành huyết khối, một biến chứng nguy hiểm; do vậy dù là rung nhĩ từng cơn ngắn hay kéo dài liên tục, bệnh nhân đều cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim. Việc điều trị có thể rất khác nhau tùy vào thời gian bệnh nhân được chẩn đoán, triệu chứng ở bệnh nhân, các bệnh lý nền đi kèm và tình trạng tim mạch hiện tại của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, người lớn tuổi, người có bệnh nền tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh van tim, bệnh nhân đột quỵ… nên đến khám bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim để được tư vấn và lên kế hoạch tầm soát; từ đó phát hiện sớm và điều trị rung nhĩ triệt để. Ở người khỏe mạnh thì việc chủ động khám tầm soát đột quỵ định kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng sớm, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
Đồng hành giảm tỷ lệ người mắc đột quỵ và bị biến chứng nặng do đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trợ giá nhiều gói khám tầm soát đột quỵ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho nhiều lứa tuổi.
Địa chỉ: Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 19001806