Vẽ "dự án ma" để lừa đảo: Cần tăng cường xử lý hình sự để răn đe
"Vẽ” ra các “dự án ma” để lừa bán cho nhiều người nhằm chiếm đoạt tài sản - đây là chiêu trò không mới nhưng đang ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng chào mời khách hàng thường hạn chế hoặc chậm cung cấp thông tin pháp lý của dự án.
Chiến dịch giải cứu vỉa hè (Bài 5): Trên quyết liệt, dưới thờ ơ!
Từ những ngày đầu thực hiện Kế hoạch 01 của BCĐ 197 TP Hà Nội, quận Hoàng Mai là một trong những quận, huyện đầu tàu, gương mẫu. Thế nhưng, trải qua hơn 5 tháng thực hiện, một số địa bàn của quận này đang có dấu hiệu buông lỏng, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân tái vi phạm.
Hà Giang: Khai thác cát kiểu "tận diệt" môi trường
Mới đây, theo nghiên cứu, tìm hiểu của PV, hoạt động khai thác cát ở TP Hà Giang của Công ty TNHH 282 đặt ra nhiều dấu hỏi lớn trong việc chấp hành quy định của pháp luật.
Giải pháp cho vấn nạn “chuồng cọp” ở TP Hà Nội: (Bài 3) Xử lý người dân hay xử lý lãnh đạo phường?
Với những căn hộ có “chuồng cọp” sẽ khiến người dân và lực lượng chức năng vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận để chữa cháy và cứu nạn nếu có hoả hoạn xảy ra. Đây là lúc TP Hà Nội sẽ mạnh tay đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng; công trình không đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
Cần giám sát chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản, tránh lách luật, hủy hoại môi trường
Trong lĩnh vực khai thác cát sỏi, quy định pháp luật ngày một thắt chặt, góp phần quan trọng để vừa “xóa sổ” những hành vi khai thác, trộm cắp tài nguyên trái phép, vừa để doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, sau khi được cấp phép, một số doanh nghiệp chỉ tìm cách tận thu khoáng sản không có biện pháp bảo vệ môi trường.
Hà Nội: Dự án phục vụ dân sinh cần dân chủ, lắng nghe ý kiến nhân dân
Nhằm chăm lo tốt nhất cho đời sống của nhân dân, Nhà nước thường xuyên thực hiện việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông của địa phương để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Để các dự án, công trình được thiết thực và phát huy tối đa vai trò, ý nghĩa với đời sống dân sinh, trong quá trình thực hiện, các đơn vị cần đẩy mạnh công khai, dân chủ, lắng nghe ý kiến góp ý từ nhân dân.
Bài 2: Nhận diện các thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh gas
Gas là loại mặt hàng kinh doanh đặc thù có điều kiện, đem lại lợi nhuận cao, chính vì thế nhiều cá nhân, tổ chức đã bất chấp pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn nhằm cạnh tranh không lành mạnh nhằm dìm các doanh nghiệp đối thủ và thu lợi bất chính.
Thực hiện giao dịch mua bán nhà đất thông qua môi giới: Cẩn trọng tránh vòng lao lý
Việc mua bán nhà, chuyển nhượng đất đai là quan hệ dân sự giữa các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, khi thực hiện các giao dịch thông qua môi giới, các bên giao dịch phải hết sức cẩn thận và nên có sự tham vấn của các luật gia hoặc của những người am hiểu pháp luật. Bởi nếu không cẩn thận, quá tin vào môi giới, thì từ những giao dịch dân sự rất dễ trở thành vấn đề hình sự, tiền mất tật mang.
Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội xử lý hàng ngàn xe quá khổ quá tải, xử phạt gần 26 tỷ đồng
Thời gian qua, trước tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng xe ô tô ngày một phức tạp, Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp nhằm tăng cường tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm. Riêng 9 tháng đầu năm 2023, Thanh tra Sở giao thông vận tải đã xử lý gần 5 nghìn trường hợp, xử phạt gần 26 tỷ đồng.
Vạn dân Từ Liêm khổ vì “giặc xe tải”: (Bài 22) TP Hà Nội cần vào cuộc quyết liệt, đảm bảo sự bình yên cho người dân
Sau hơn 5 năm Người Đưa tin TV chính thức khởi đăng loạt bài "Vạn dân Từ Liêm, Hà Nội khổ vì 'giặc xe tải'”, đến nay tình trạng xe quá khổ, quá tải hoành hành trên tuyến đường 70 đã giảm đi nhiều so với trước kia. Tuy nhiên người dân địa phương mong muốn những đoàn xe quá tải quá khổ sẽ đổi lộ trình đi qua con đường mới, chấm dứt hẳn việc lưu thông trên tuyến đường 70 tránh xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường.
Chiến dịch giải cứu vỉa hè: (Bài 4) Nhiều đại gia khu Mỹ Đình 'độc chiếm' vỉa hè thành của riêng
Mặc cho BCĐ 197 TP Hà Nội có những kế hoạch, đợt ra quân xử lý về an toàn giao thông, trật tự đô thị, thế nhưng, trên địa bàn phường Cầu Diễn và phường Mỹ Đình 2 lại đang tràn lan các vi phạm với diễn biến phức tạp.
Buông lỏng quản lý hoạt động kinh doanh có điều kiện và những hệ luỵ: (Bài 5) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên toàn quốc
Nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, ngày 16-8-2023, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành công văn số 748/VHCS-VNQC gửi các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố.
Bình Thuận: Chuyển đổi số truy xuất nguồn gốc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Vừa qua Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bình Thuận phối hợp với chuyên gia chuyển đổi số quốc gia Phạm Anh Quân, Cục sở hữu trí tuệ, đã tổ chức hội nghị Thúc đẩy phát triển thị trường và thương hiệu chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho quả thanh long và chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp chuyển đổi số theo chương trình chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021 -2025 định hướng đến năm 2030.
Doanh nghiệp vi phạm lĩnh vực môi trường có thể bị phạt tới 2 tỉ đồng
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, mới nhất là Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 07/7/2022. Theo đó, một số hành vi có thể bị phạt tiền tối đa 01 tỉ đồng đối với cá nhân và 02 tỉ đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.