Chuyện về những người thầy bị cắn, cào, cấu...

20/11/2018 11:00

Theo dõi trên

Bị trẻ cắn, đang chơi trẻ bỗng hét ầm lên hay lần đầu tiên trẻ biết gọi tên thầy cô…là những câu chuyện chỉ có ở nghề giáo viên dạy trẻ tự kỷ.

Cách trung tâm Hà Nội 40km tại Trang trại nhà anh hùng lao động Đắc Hải, thôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có một lớp học với các giáo viên đặc biệt. Khi đến thăm lớp học đặc biệt này, chúng tôi thật sự bị xúc động… Dường như nơi đây không phải là một lớp học mà là một ngôi nhà với 34 đứa con khó khăn về tâm lý và nhân cách…Mỗi em đều được Trung tâm Tâm Việt phân công 1 cha và 1 mẹ chăm sóc. Cha, mẹ ở đây rất trẻ, độ tuổi chỉ 18 đôi mươi. Dù không mang nặng đẻ đau sinh thành nhưng luôn hết mực yêu thương, tận tình chăm sóc và dạy dỗ như con đẻ.

sequence 0300033700still005

 

sequence 0300025208still004
 

Cô Nguyễn Thị Kim Dung  - Một trong những người bỏ cả trí tuệ, công sức và trái tim của mình cho ngôi nhà Tâm Việt. Dù lựa chọn từ đầu hay cơ duyên đến với nghề nhưng không ít lần cô Kim Dung cũng như các giáo viên đều bị sốc trong những ngày đầu tiên "Tôi vẫn còn nhớ tuần đầu tiên lúc vào nghề là mùa hè tháng 5/2016, các con đang ở tuổi dậy thì và có nhiều hành vi rất sốc khiến tôi bất lực. Sau mình dần hiểu và dạy các con thì các con rất tuyệt vời."

Tuy nhiên, sau này, những chuyện con đánh, cào cấu hay cắn thầy cô là chuyện không có gì lạ. Và những "tai nạn" như thế cũng không làm các thầy cô nản lòng. Ngược lại, các thầy cô luôn thấy phải làm cách nào để hiểu trẻ, hướng cho trẻ những điều hay lẽ phải. 

Thầy cô còn như bố mẹ đồng hành, hỗ trợ con trong nhiều hoạt động ngoại khóa khác giúp các con tự tin, khỏe mạnh hơn...Bởi, các thầy cô phải dành thời gian xây dựng mối quan hệ, tạo niềm tin với trẻ, từ đó mới áp dụng kỹ thuật tương tác chuyên sâu.

Cô Kim Dung trải lòng: "Là một giáo viên dạy các con có nhu cầu đặc biệt thì nó đã là một điều đặc biệt rồi! Không phải là một cái năng lực quá cao siêu, cần một thái độ làm việc tốt, yêu trẻ vì khi có lòng yêu và tin thì mình làm được tất cả."

sequence 0300041510still007

 

sequence 0300040506still006

 

Công việc vất vả thường xuyên không ngưng nghỉ, các thầy cô ở đây chẳng ai là có hè. Vì đặc trưng của các bé là rất chóng quên. Trong khi dạy được cho trẻ những kỹ năng rất đơn giản thôi cũng đã mất rất nhiều thời gian và công sức của cả thầy cô lẫn trò. Ở nơi đây, mỗi tiến bộ tưởng như là điều bình thường nhưng với đứa trẻ không bình thường lại là cả một niềm hạnh phúc lớn lao.

Nghề vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui. Và nhiều khi các bé là người mang lại những niềm vui, niềm xúc động lớn lao cho những thầy, cô giáo.

Em Nguyễn Đình Khánh Hưng ngây ngô chúc: "Các thầy, các cô giúp con làm được nhiều thứ, giúp con phát triển hơn. Nhân ngày 20/11, con chúc các thầy cô vui vẻ, ngày mới thăng hoa, đăng quang…"

Với các thầy cô, dù gắn bó với trẻ nhưng không hề mong muốn trẻ ở lại mãi, cũng như không hy vọng một ngày đón trẻ trở lại. Hạnh phúc nhất chính là nhìn thấy các bé có thể “tốt nghiệp” và hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Từ cú sốc, những phen hú vía và sự ám ảnh trong nghề…đến những giọt nước mắt hạnh phúc đó là những gì mà nghề giáo viên dạy trẻ tự kỷ trải qua. Ở nghề của họ, có nhiều điều đặc biệt!

Yến Trinh
Bạn đang đọc bài viết "Chuyện về những người thầy bị cắn, cào, cấu..." tại chuyên mục Đời sống. Hotline: 088 888 2323 - 0986 836 036

Quý đơn vị có nhu cầu quảng cáo vui lòng liên hệ hotline 0986.836.036