Nợ - Vay kí sự: Nghèo vì Covid cũng đừng tìm 'tín dụng đen'
2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều người dân kiệt quệ về kinh tế, thiếu vốn để phục hồi sản xuất - kinh doanh, thiếu tiền để duy trì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người đã phải tìm đến “tín dụng đen” và vướng vào vòng luẩn quẩn trả mãi không hết nợ, cùng nhiều hệ luỵ khác.
(Bài 6) Quốc Oai, Hà Nội tái diễn vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản
Sau loạt bài dài kỳ của truyền hình Người đưa tin, Công an huyện Quốc Oai, Hà Nội đã có hồi âm, cho biết đã xử lý các nội dung phản ánh. Một thời gian dài sau đó các hoạt động vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn cũng có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dân địa phương lại tiếp tục thông tin, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đang nóng trở lại, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, lấp suối và tạo tiếng ồn, gây bức xúc trong nhân dân.
Hệ luỵ từ việc không chấp hành nghiêm Luật Bảo hiểm xã hội nhìn từ Công ty ô tô 1-5
Ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ gói 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Thế nhưng, trên thực tế rất nhiều người lao động bị mất đi quyền lợi này do doanh nghiệp sử dụng lao động không đóng đầy đủ bảo hiểm cho họ. Ghi nhận tại Công ty cổ phần Ô tô 1-5 (Tổ 53 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Cao Bằng: Cần chấn chỉnh việc lợi dụng thi công dự án để khai thác tài nguyên trái phép, hủy hoại môi trường
Quá trình thi công, dự án do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) làm chủ đầu tư, đã không đảm bảo an toàn, có dấu hiệu khai thác tài nguyên trái phép, làm hư hỏng hệ thống kênh mương, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân.
Sau phản ánh của truyền hình Người đưa tin: Cảnh sát bắt ổ nhóm côn đồ
Sau loạt bài của Truyền hình Người đưa tin liên quan đến nhóm côn đồ tấn công trẻ nhỏ, tàn sát cả vật nuôi, Cơ quan CSĐT CATP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra, bắt giữ 4 đối tượng liên quan và đang điều tra mở rộng.
Hà Nội: Bất chấp Chỉ thị 16, nam thanh niên vẫn "ship người" liên tỉnh
Nhiều ngày qua, Chốt kiểm soát dịch Covid số 14 đã nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch, phát hiện nhiều trường hợp cố tình chống đối, nghĩ ra đủ chiêu trò, nhằm qua mặt lực lượng chức năng...
Buộc quay đầu nhiều trường hợp gian lận giấy tờ đi đường để qua chốt kiểm dịch
Nếu cả xã hội đồng thuận cao và ai cũng có ý thức chấp hành chỉ thị giãn cách xã hội của Chính phủ, thì thắng lợi của chúng ta trước dịch Covid là điều chắc chắn. Thế nhưng, có đứng ở các chốt kiểm dịch mới hiểu rằng, xã hội vẫn còn rất nhiều người sống cá nhân, ích kỷ, không vì lợi ích chung của xã hội. Không chỉ vi phạm nguyên tắc phòng chống dịch, họ còn đem lại thêm nhiều khó khăn, vất vả cho cơ quan chức năng.
Nam thanh niên cầm gạch ném cán bộ kiểm soát dịch Covid đòi ‘thông chốt’
Nam thanh niên từ xe taxi bước xuống chửi bới tổ công tác, yêu cầu mở chốt kiểm soát để xe lưu thông và ném gạch vào chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ. Sự việc xảy ra tại chốt kiểm soát dịch Covid số 14 (Km 07+200, đường Hòa Lạc - Hòa Bình).
Thanh niên 'ship' cao ngựa xuyên tỉnh bất chấp Chỉ thị 16
Lái xe đi vào luồng xanh không đúng tuyến đăng ký, bị Tổ công tác kiểm soát dịch Covid-19 số 14 thuộc Đội CSGT số 11, CA TP Hà Nội cho dừng xe kiểm tra thì phát hiện...
Sự thật đằng sau “bảng vàng” thuốc và sản phẩm hỗ trợ điều trị covid của Bộ Y tế: (Bài 3) Vi phạm Luật Cạnh tranh
Công văn 5944 của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, tạo ra tâm lý tích trữ thuốc, mua thuốc, sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, gây ra sự khan hiếm trên thị trường của 12 loại thuốc thuộc danh mục kèm theo công văn. Văn bản này có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng, là cơ hội để một số tổ chức, cá nhân trục lợi trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
Sự thật đằng sau 'bảng vàng' thuốc và sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế: (Bài 2) 'Lập lờ đánh lận con đen'
Hoạt huyết Nhất Nhất tưởng chừng không liên quan gì đến điều trị covid, hay viên nang cứng Kovir chỉ là một thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, thậm chí khi chưa được cấp phép lưu hành, vẫn được Cục Quản lý Y Dược đưa vào danh sách 12 vị thuốc và sản phẩm y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19. Đây là một cách đánh tráo khái niệm.
Sự thật đằng sau 'bảng vàng' thuốc và sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế: (Bài 1) Dùng bệnh nhân làm 'chuột bạch' để 'nghiên cứu, đánh giá' cho sản phẩm chưa được cấp phép
Quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, PV phát hiện không chỉ có việc lập lờ thực phẩm với thuốc để đưa một sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vào danh mục “bảng vàng” 12 loại thuốc và dược liệu y học cổ truyền, mà Bộ Y tế còn công khai chỉ đạo nhiều địa phương sử dụng cả sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành để “hỗ trợ điều trị” cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
'Đông y online' và những ‘thánh lừa’ tiền tỉ (Bài 4): Nano Trĩ và những chiêu quảng cáo lừa
Mặc dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhưng trên các nền tảng mạng xã hội, có hàng loạt các thông tin bài viết, hình ảnh, clip quảng cáo sản phẩm Nano Trĩ như thần dược, có thể chữa dứt điểm bệnh trĩ trong thời gian ngắn. Đây là hành vi có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, coi thường các quy định của ngành y tế, khiến nhiều người tiêu dùng bị sập bẫy bởi tin vào quảng cáo lừa.
Lập chốt kiểm soát dịch ở nhiều tỉnh thành, xử lý các lỗi vi phạm
Để kiểm soát người và phương tiện ra vào địa bàn, phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, nhiều đia phương đã thành lập các chốt kiểm soát, kịp thời phát hiện những trường hợp nghi nhiễm bệnh và xử lý nhiều lỗi vi phạm liên quan. Ghi nhận của Truyền hình Người đưa tin tại Ninh Bình.