Từ khóa "lừa đảo" :
Cảnh giác với “chuyển khoản nhầm”: Chủ động khai báo để tránh rủi ro pháp lý
Khi nhận được một khoản tiền chuyển nhầm vào tài khoản, nhiều người rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ mình bị kéo vào một vụ lừa đảo. Tâm lý này xuất phát từ những thông tin cảnh báo liên tục về các thủ đoạn chuyển tiền nhầm để lừa đảo. Trong tình huống này, người dân cần liên hệ ngay các cơ quan chức năng để xử lý an toàn, đúng pháp luật, tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình.
Hiểm hoạ từ những hợp đồng giả cách khi vay mượn tiền: (Bài 2) Cần đánh giá khách quan, đúng bản chất
Thời gian qua, Người Đưa Tin TV đã có nhiều bài viết liên quan đến những rủi ro từ hợp đồng giả cách khi vay mượn tiền. Lợi dụng tình thế cần tiền gấp của người vay, bên cho vay thường yêu cầu bảo đảm khoản vay bằng việc lập hợp đồng uỷ quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở có chữ ký và công chứng với giá trị lớn hơn so với tài sản cho vay. Từ đây phát sinh hệ lụy phức tạp.
Hiểm hoạ từ những hợp đồng giả cách khi vay mượn tiền: (Bài 1) “Thiên la địa võng” đưa vào tròng
Trên thực tế hiện nay, rất nhiều gia đình đã, đang và sắp rơi vào hoàn cảnh bị mất nhà mất đất chỉ vì ký những hợp đồng giả cách, hoặc ký những hợp đồng trong tình thế bị ép buộc, hoặc ở hoàn cảnh khốn khó, cùng đường. Những người ở trong hoàn cảnh này may mắn thì gặp quý nhân, người tốt giúp đỡ, còn đen đủi thì lại trở thành “mồi ngon” cho một số kẻ cơ hội.
Cục ATTP (Bộ Y tế) cảnh báo thực phẩm Thập Vị Xoan vi phạm quy định pháp luật
Ngày 1/4/2024, Cục an toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã phát đi cảnh báo về việc sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thập Vị Xoan được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Đáng nói, trong thời gian chờ kết quả xử lý, thì sản phẩm này có dấu hiệu của việc lách luật, cố tình tái phạm, coi thường sức khỏe của người tiêu dùng và cảnh báo của cơ quan chức năng.
Vẽ "dự án ma" để lừa đảo: Cần tăng cường xử lý hình sự để răn đe
"Vẽ” ra các “dự án ma” để lừa bán cho nhiều người nhằm chiếm đoạt tài sản - đây là chiêu trò không mới nhưng đang ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng chào mời khách hàng thường hạn chế hoặc chậm cung cấp thông tin pháp lý của dự án.
"Vụ án New City Phố Nối" (Bài 5): Luật sư và bị hại bất ngờ trước sự thay đổi quan điểm của VKS và HĐXX
Sau gần 1 tháng tạm hoãn, ngày 22/9/2023, tại TAND tỉnh Hưng Yên, Hội đồng xét xử cấp cao TP Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của gần 100 bị hại của vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” diễn ra tại Dự án KĐT New City Phố Nối. HĐXX bác bỏ đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm, khiến các bị hại không hài lòng.
'Điểm mặt chỉ tên' hàng loạt cán bộ bị khởi tố trong vụ án tại Cục Lãnh sự
Nhận hối lộ, đưa hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các tội danh mà hàng loạt cán bộ bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra sau khi thực hiện “chuyến bay giải cứu”.
Câu chuyện cảnh giác: Lừa đảo qua mạng xã hội quay trở lại
Cùng với sự phát triển của internet là sự xuất hiện của hình thức lừa đảo qua mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Các thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội không còn mới nhưng vẫn nhiều người mắc bẫy và đang có chiều hướng quay trở lại.
Sử dụng hình ảnh bác sĩ để ‘quảng cáo láo’ cho thực phẩm chức năng: Phải nghiêm trị
Đối với lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, thì việc quảng cáo thổi phồng công dụng quá mức, còn nguy hiểm hơn nhiều các lĩnh vực hàng hóa khác, vì đây là mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân. Gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm, để đảm bảo cho người dân không dính vào những bẫy lừa mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK).
Nhân danh từ thiện để lừa đảo: Phạm luật, trái đạo đức
Hành vi chiếm đoạt tài sản là đáng lên án, pháp luật đã có rất nhiều quy định để xử lý đối với hành vi này. Và càng đáng lên án hơn, là việc nhân danh từ thiện để lừa đảo, điều này vừa phạm luật, vừa trái đạo đức. Các cơ quan chức năng đã xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về hành vi nêu trên, trong đó có cả tổ chức và cá nhân.