"Thương mại hóa" ngày rằm tháng Giêng?

20/02/2019 08:00

Theo dõi trên

Lợi dụng tâm lý “Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, nhiều người đã thực hiện những hành vi trục lợi trái phép, khiến việc đi chùa cầu may, cầu an trong ngày rằm tháng Giêng bị biến tướng, mang đậm tính “thương mại”.

Ngày 19/2 - ngày rằm tháng Giêng, Phủ Tây Hồ (Hà Nội) đã đón tiếp hàng nghìn lượt khách thập phương đến lễ tại Phủ.

Ngay trước cửa Phủ, cứ vài ba mét lại xuất hiện một quầy đổi tiền lẻ. Các sấp tiền buộc gọn ghẽ theo từng chồng, được đặt trên bàn, tại vị trí dễ nhìn nhất. Khách tới lễ tại Phủ có thể dễ dàng đổi tiền lẻ với mọi mệnh giá theo mong muốn.

ram thang riengstill003

 

ram thang riengstill005

Tiền mệnh giá từ 1.000 đồng có mức “ăn chênh” là 20% trong khi tiền mệnh giá 500 đồng lại được cho là tiền cổ có mức “ăn chênh” lên tới 30%.

Trong vai là người đi lễ cần đổi tiền, chúng tôi được mời chào rôm rả. Điều đáng nói là, mặc dù lực lượng cơ quan chức năng có mặt tại các điểm của Phủ Tây Hổ nhưng hoạt động đổi tiền lẻ tại đây vẫn diễn ra khá tấp nập và công khai.  

Bên trong khuôn viên Phủ, dù là chốn linh thiêng nhưng nhiều người coi đây là mảnh đất màu mỡ để bán xổ số cho những du khách tìm kiếm vận may.

ram thang riengstill006

 

ram thang riengstill007
Vietlott xâm nhập cả vào Phủ.

Bên cạnh đó, những hình ảnh lộn xộn, nhếch nhác dường như xuất hiện xấu xí hơn vào ngày rằm tháng Giêng. Người ăn xin xếp thành hàng khá “quy củ” ngay trước cửa Phủ. Từ trẻ em tới những người phụ nữ lớn tuổi mang theo con của mình với mong muốn xin được chút “lộc rơi”, “lộc vãi” của những người đi lễ.

Việc đi lễ đền chùa hay tổ chức lễ hội vốn là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt nhưng thời gian gần đây, đây lại là thời điểm "vàng" để nhiều người kinh doanh buôn bán kiểu “hưởng lộc chùa”. Điều này vô tình tạo ra những hình ảnh xấu xí, làm mất đi sự thiêng liêng và nét đẹp vốn có của truyền thống đi chùa cầu may. 

Vì vậy, chính quyền địa phương cũng như mỗi người dân cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để việc đi chùa và lễ hội không bị biến tướng, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam.

Theo pháp luật hiện hành, hoạt động đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch là hành vi trái pháp luật.
Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định hành vi này sẽ bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 20 triệu đồng.
Cụ thể, điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP có nêu: Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
Mức phạt này áp dụng cho các cá nhân vi phạm; tổ chức vi phạm bị phạt gấp 02 lần.

Cao Thạch Thảo
Bạn đang đọc bài viết ""Thương mại hóa" ngày rằm tháng Giêng?" tại chuyên mục Đời sống. Hotline: 088 888 2323 - 0986 836 036

Quý đơn vị có nhu cầu quảng cáo vui lòng liên hệ hotline 0986.836.036