Phạt đến 1 tỷ đồng cho hành vi chiếm đất, hủy hoại đất

15/04/2024 16:37

Theo dõi trên

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất mức phạt cao nhất lên đến 1 tỷ đồng đối với hành vi chiếm đất tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai.

Tại Điều 18 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định cụ thể về hành vi hủy hoại đất.

Theo đó, trường hợp làm biến dạng địa hình thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5-200 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta đến 01 héc ta trở lên.

Đối với trường hợp làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2-10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

Với trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp làm biến dạng địa hình để phù hợp với việc sử dụng sang mục đích khác thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 và Điều 15 Điều 17 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định cụ thể về hành vi chiếm đất.

eca6faba-61bd-4118-8748-879bb6607fa7-1713164772.jpg
Mức phạt lên tới 200 triệu đồng đối với hành vi chiếm đất nông nghiệp

Theo đó, trường hợp chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-100 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta đến đến 01 héc ta trở lên.

Trường hợp chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-100 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta đến 01 héc ta trở lên.

Đối với trường hợp chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-200 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta đến 02 héc ta trở lên.

Trường hợp chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10-500 triệu đồng nếu diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta đến 01 héc ta trở lên.

Trường hợp chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

d950fe94-d55c-4e3b-a680-2364ef3ae6d3-1713164772.jpg
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất mức phạt cao nhất lên đến 1 tỷ đồng đối với hành vi chiếm đất tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Trường hợp chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng.

Dự thảo cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp phải thu hồi đất nhưng được tạm thời sử dụng đất cho đến khi nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 139 Luật Đất đai.

Nguyễn Trung
Bạn đang đọc bài viết "Phạt đến 1 tỷ đồng cho hành vi chiếm đất, hủy hoại đất" tại chuyên mục Pháp luật. Hotline: 088 888 2323 - 0986 836 036

Quý đơn vị có nhu cầu quảng cáo vui lòng liên hệ hotline 0986.836.036