Thực hiện Chỉ thị 04 tại Phúc Thọ, Hà Nội: Cần công khai, minh bạch
Thời gian qua tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, chưa được xử lý nghiêm. Theo Chỉ thị 04 ngày 14/01/2014 của UBND TP Hà Nội, địa phương nào để xảy ra vi phạm thì chủ tịch UBND xã và chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch thành phố.
(Bài 21) “Hà Nội gì mà bụi như sa mạc”
Sau hơn 3 năm kể từ ngày Truyền hình Người đưa tin chính thức khởi đăng loạt bài “vạn dân Từ Liêm, Hà Nội khốn khổ vì ‘giặc xe tải’, đến nay tình trạng xe quá khổ, quá tải hoành hành tại tuyến đường 70 vẫn không được xử lý triệt để, cầu Đăm vẫn chưa được cắm biển giới hạn trọng tải, người dân Tây Tựu vẫn còn khổ.
Sau phản ánh của Truyền hình Người đưa tin: Cảnh sát phong toả “dãy phố vui vẻ”
Sau bài của Truyền hình Người đưa tin, Công an huyện Sóc Sơn đã tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát, bố trí lập chốt chặn để ngăn ngừa các hành vi vi phạm đối với cơ sở kinh doanh.
Vướng mắc thủ tục hành chính của gần 200 hộ dân ở Nam Từ Liêm, Hà Nội: (Bài 5) Người dân viết tâm thư cảm ơn Người đưa tin
Hơn một năm qua, Truyền hình Người đưa tin đã đồng hành cùng gần 200 hộ dân ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội trong quá trình giải quyết các vướng mắc khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Sau loạt bài, các cơ quan chức năng từ phường, quận tới TP Hà Nội đã vào cuộc và có tín hiệu tích cực. Người dân vui mừng và viết tâm thư cảm ơn Người đưa tin.
Nợ - Vay kí sự: Nghèo vì Covid cũng đừng tìm 'tín dụng đen'
2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều người dân kiệt quệ về kinh tế, thiếu vốn để phục hồi sản xuất - kinh doanh, thiếu tiền để duy trì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người đã phải tìm đến “tín dụng đen” và vướng vào vòng luẩn quẩn trả mãi không hết nợ, cùng nhiều hệ luỵ khác.
Vụ sập hầm thủy điện Nậm Củm, Lai Châu: Công ty Vinadic chịu trách nhiệm gì?
Vụ sập hầm thủy điện Nậm Củm, Lai Châu (ngày 6/10) vừa qua đang được cơ quan chức năng địa phương điều tra, làm rõ nguyên nhân. Vậy đơn vị thi công là Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinadic - Tập đoàn AMACCAO) sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này?
(Bài 6) Quốc Oai, Hà Nội tái diễn vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản
Sau loạt bài dài kỳ của truyền hình Người đưa tin, Công an huyện Quốc Oai, Hà Nội đã có hồi âm, cho biết đã xử lý các nội dung phản ánh. Một thời gian dài sau đó các hoạt động vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn cũng có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dân địa phương lại tiếp tục thông tin, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đang nóng trở lại, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, lấp suối và tạo tiếng ồn, gây bức xúc trong nhân dân.
Cao Bằng: Cần chấn chỉnh việc lợi dụng thi công dự án để khai thác tài nguyên trái phép, hủy hoại môi trường
Quá trình thi công, dự án do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) làm chủ đầu tư, đã không đảm bảo an toàn, có dấu hiệu khai thác tài nguyên trái phép, làm hư hỏng hệ thống kênh mương, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân.
Sự thật đằng sau 'bảng vàng' thuốc và sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế: (Bài 2) 'Lập lờ đánh lận con đen'
Hoạt huyết Nhất Nhất tưởng chừng không liên quan gì đến điều trị covid, hay viên nang cứng Kovir chỉ là một thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, thậm chí khi chưa được cấp phép lưu hành, vẫn được Cục Quản lý Y Dược đưa vào danh sách 12 vị thuốc và sản phẩm y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19. Đây là một cách đánh tráo khái niệm.
Sự thật đằng sau 'bảng vàng' thuốc và sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế: (Bài 1) Dùng bệnh nhân làm 'chuột bạch' để 'nghiên cứu, đánh giá' cho sản phẩm chưa được cấp phép
Quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, PV phát hiện không chỉ có việc lập lờ thực phẩm với thuốc để đưa một sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vào danh mục “bảng vàng” 12 loại thuốc và dược liệu y học cổ truyền, mà Bộ Y tế còn công khai chỉ đạo nhiều địa phương sử dụng cả sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành để “hỗ trợ điều trị” cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
‘Đông y online và những ‘thánh lừa’ tiền tỉ (Bài 3): Hô biến viên sủi Boca thành ‘thuốc thần’, lừa đảo người dùng
Trước vấn nạn hoạt động kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), đang hoạt động lừa đảo tràn lan, thổi phồng công dụng như thuốc điều trị, chữa bệnh, đã khiến hàng vạn người dân vì nhẹ dạ đã "sập bẫy" của những thánh lừa khoác áo "bác sĩ online". Điều đau lòng hơn cả, có một bộ phận lớn những nạn nhân là những người lớn tuổi, mất sức lao động và ít thu nhập.
Gây rối, cản trở người khác xây nhà đúng pháp luật có thể bị phạt tù
Trong trường hợp chủ nhà có đầy đủ giấy tờ, thủ tục và được cơ quan chức năng cho phép xây dựng, nếu một cá nhân hay nhóm người khác có hành vi sử dụng vũ lực, vũ khí hoặc tụ tập, lôi kéo người khác cản trở hoạt động của các phương tiện khi chở nguyên vật liệu cho bạn, cản trở việc xây dựng công trình, v.v... thì có thể xem xét đến yếu tố gây rối trật tự công cộng. Và tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm mà hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hoạt động hủy hoại môi trường ở Hoàng Mai, Hà Nội: (Bài 23) Tài nguyên bị đánh cắp, chủ tịch quận Hoàng Mai chịu trách nhiệm gì?
Để thực hiện ý đồ trộm cắp cát và đất màu ven sông, nhóm đối tượng đã sử dụng máy móc tàn phá nhiều cây xanh khu vực ven bờ sông Hồng. Khi đất được moi lên thì rất nhiều chất thải được đổ xuống, lấp đầy.
Hàng chục hecta đất nông nghiệp bị huỷ hoại ở Văn Lâm, Hưng Yên: (Bài 2) UBND huyện Văn Lâm vòng vo, đùn đẩy trách nhiệm
Hàng trăm ngàn m2 đất nông nghiệp, đất công bị san lấp, chuyển mục đích sử dụng trái phép, xây dựng khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép diễn ra một cách rầm rộ, tuy nhiên, UBND huyện Văn Lâm vòng vo, đùn đẩy trách nhiệm.