Vụ cưỡng chế ở Mai Châu, Hoà Bình: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”
UBND huyện Mai Châu tổ chức cưỡng chế đối với một công trình ở xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình với lý do “vi phạm hành lang an toàn giao thông”. Thế nhưng, hàng loạt công trình khác cùng xây dựng trên tuyến đường ĐH 63 lại không bị xử lý. Dư luận cho rằng, huyện Mai Châu đã xử lý cưỡng chế theo kiểu "nhất bên trọng, nhất bên khinh".
Đề nghị Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình thu hồi văn bản cẩu thả, thiếu lịch sự
Trong một công văn hồi âm ngoài việc để trống nội dung chỉ đạo sau dấu hai chấm (":"), Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình còn gọi tên cơ quan báo chí là Tạp Đời sống và Pháp luật, trong khi tên đầy đủ là Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Cách gọi này vô tình tạo ra sự xếch mé, thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng cơ quan báo chí.
Hòa Bình: Doanh nghiệp "cầm đèn chạy trước ô tô" gây ảnh hưởng môi trường
Dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động theo quy định, nhưng một doanh nghiệp đã ngang nhiên tổ chức sản xuất gạch với quy mô lớn, ở xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, gây ô nhiễm môi trường và khiến người dân rất bức xúc vì sự coi thường pháp luật của đơn vị này.
Đường dây sản xuất, buôn bán gas giả ở Đắk Lắk: (Bài 3) Truyền hình Người đưa tin phản ánh đúng!
Sau khi bị Truyền hình Người đưa tin pháp luật “vạch trần” thủ đoạn kinh doanh, buôn bán hàng giả, một số đối tượng nằm trong đường dây này đã tìm nhiều cách liên hệ với PV để xin bỏ qua vụ việc, nhưng phía sau thì một đơn vị liên quan lại gửi đơn đến các cơ quan quản lý báo chí với lời lẽ dối trá, sai sự thật, nhằm mục đích đe doạ, cản trở để nhóm PV không tiếp tục đi sâu phản ánh. Mục đích của họ là vậy, nhưng kết quả họ đạt được chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
(Bài 1) Hé lộ đường dây sản xuất, buôn bán gas lậu ở Đắk Lắk
Chiều ngày 13-7-2020, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk nhận được tin báo tố giác và bất ngờ kiểm tra một cửa hàng gas trên địa bàn, phát hiện một số lượng hàng hóa nghi được làm giả, làm nhái một thương hiệu gas uy tín. Một đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả cũng dần được hé lộ.
Bài 2: "Lạy ông tôi ở bụi này"
Tình trạng hàng giả hàng nhái từ lâu đã là một vấn nạn lớn của quốc gia. Trong lĩnh vực kinh doanh gas đây cũng là vấn đề nóng bỏng. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước giở trò chơi xấu nhau, mà một số doanh nghiệp uy tín của nước ngoài cũng trở thành nạn nhân, trong đó có hãng Total gas của Pháp.
Câu chuyện biển cấm, bãi xe và lợi ích nhóm ở Hoàng Mai, Hà Nội (Bài 2): Cần xem xét trách nhiệm của Chủ tịch và Trưởng CA phường Mai Động
Để tồn tại bãi xe ô tô trái phép trên vỉa hè, lơi lỏng công tác quản lý TTĐT, bỏ mặc tài sản Quốc gia bị huỷ hoại, Chủ tịch phường và Trưởng CA phường Mai Động cần phải được xem xét trách nhiệm một cách nghiêm túc, thấu đáo, tránh hoài nghi trong nhân dân về mối quan hệ giữa các vị này với một số cá nhân có lợi ích.
Hà Nam: Chuỗi công trình trên sông Châu Giang không có giấy phép xây dựng (Bài 2)
Dù chưa được cấp phép xây dựng, nhưng một chuỗi công trình đã ngang nhiên mọc trên mặt và bờ sông Châu Giang, thuộc thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm Pháp lệnh khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi cấp Quốc gia, cũng như vi phạm về trật tự xây dựng.
Ai cấp "thẻ lương y" cho siêu lừa đảo Vũ Thị Hòa?
Bà Phan Thị Phương Hằng, Chủ tịch Hội Đông y phường Phan Đình Phùng (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã mở phòng khám, chữa bệnh khi chưa có đầy đủ giấy phép theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bà Hằng còn có dấu hiệu làm thủ tục cấp giấy tờ gắn mác "lương y" trái quy định cho bà Vũ Thị Hòa, người vừa bị khởi tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khiến dư luận rất bức xúc.
Thiếu công khai, dân chủ và đồng thuận, sẽ thất bại trong công tác dồn điền đổi thửa
Nhiều người dân ở xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa bức xúc về công tác dồn điền đổi thửa ở địa phương, khi cho rằng thiếu dân chủ và sự đồng thuận, khiến người thì mất quyền lợi, người thì “tự dưng” hưởng lợi. Điều này khiến ảnh hưởng khối đoàn kết trong nhân dân, đi ngược lại tinh thần của chủ trương dồn điền đổi thửa của Đảng và Nhà nước.
Hòa Bình: Xe quá khổ quá tải đe dọa tuyến đường nghìn tỷ
Hiện nay, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình diễn ra hết sức phức tạp. Kéo theo đó là tình trạng xe quá khổ quá tải hoạt động rầm rộ, khiến cho cơ sở hạ tầng bị xuống cấp và ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
“Cát tặc” huỷ hoại môi trường sông Krông Pắk (Đắk Lắk) và vai trò của người đứng đầu địa phương
Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát sỏi quá mức trên sông Krông Pắk, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk diễn biến hết sức phức tạp. Điều đáng nói, hoạt động này đã gây sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, gây bức xúc dư luận.
Hà Nội: Phố Trần Vỹ biến thành "bến cóc" của nhiều nhà xe
Phản ánh của người dân đến Truyền hình Người đưa tin Pháp luật, hiện nay trên phố Trần Vỹ, quận Cầu Giấy, Hà Nội xuất hiện nhiều "bến cóc" đội lốt văn phòng dịch vụ vận tải, gây mất mỹ quan đô thị, mất ATGT.
Câu chuyện biển cấm, bãi xe và lợi ích nhóm ở Hoàng Mai, Hà Nội
Một tuyến phố ở phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội vốn hay bị ùn tắc giao thông nên từ lâu đã cấm các loại xe khách, xe tải đi vào. Thế nhưng, nơi đây lại xuất hiện một bãi trông giữ xe. Đáng nói bãi xe này chỉ cách công an phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội chừng vài bước chân.