Nghịch lý hàng trăm nền đất bỏ hoang, hiệu quả thấp, địa phương vẫn 'tích cực" thu hồi đất lúa để "phân lô bán nền"
Để mở rộng, phát triển đô thị, những năm gần đây, huyện Quế Sơn, Quảng Nam đã tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất lúa để xây dựng các khu dân cư mới. Tuy nhiên bất chấp nhiều dự án đã triển khai nhưng không có người ở, tính hiệu quả thấp, huyện Quế Sơn vẫn tiếp tục thực hiện hàng chục dự án bất động sản mới với diện tích thu hồi đất lên đến hàng chục hecta, trong đó đất lúa chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.
Xử lý vi phạm môi trường ở Cao Lộc (Lạng Sơn): Xin đừng "đem con bỏ chợ"
Một số vi phạm về môi trường ở địa phương đã được chính quyền địa phương vào cuộc xử lý, đã có phương án cụ thể, nhưng đang ở tình trạng “đem con bỏ chợ”. Trách nhiệm thực hiện dứt điểm thuộc về chủ tịch UBND thị trấn Cao Lộc (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) - ông Nguyễn Hữu Trung.
Giải pháp thực hiện chính sách đất đai hiệu quả: Ưu tiên đối thoại, chú trọng dân vận, tránh lạm dụng cưỡng chế
Trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai để phục vụ các dự án về quốc kế, dân sinh, nhiều địa phương có biểu hiện quan liêu, thiếu gần gũi nhân dân, không ưu tiên đối thoại, dân vận mà làm việc máy móc dựa theo hồ sơ giấy tờ, dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người dân. Khi người dân phản ứng, lại quan liêu, mạnh tay áp dụng việc cưỡng chế, vô tình tạo điểm nóng ở địa phương. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả, hợp tình hợp lý nhất khi thực hiện chính sách về đất đai?
Tranh chấp trong một dòng họ 'danh gia vọng tộc': Cần làm rõ nguồn gốc nhà, đất và quá trình chiếm hữu
Quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, cũng như thực tiễn tranh tụng tại toà, cho thấy việc xác minh, kết luận nguồn gốc đất, nguồn gốc nhà thờ vẫn là một vấn đề phức tạp, chưa thể ngã ngũ. Một phán quyết thiếu thuyết phục từ cơ quan chức năng có thể đẩy vụ việc đi xa hơn và trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Vụ nữ sinh Đại học Đà Nẵng bị tấn công trên mạng xã hội: Dấu hiệu phạm tội "Làm nhục người khác"
Tự do đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, mang tính chất đồi trụy, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục người khác… lên mạng xã hội, nhiều người đã ảo tưởng rằng, mình đang có trong tay thứ “quyền lực” cao siêu nào đó… Nhưng họ không hề biết hành vi đó là vi phạm pháp luật và có thể đối diện với án tù.
Sử dụng, lấn chiếm gầm cầu gây hư hỏng có thể bị phạt đến 20 năm tù
Theo thông tư 35/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định, các cá nhân, tổ chức không được chiếm dụng gầm cầu làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Trường hợp lấn chiếm, sử dụng gầm cầu gây hư hỏng thì ngoài bị phạt tiền có thể bị phạt tù đến 20 năm.
Nỗi buồn trong "thành phố hồng ngọc": Lừa dối khách hàng đến bao giờ?
Hàng ngàn khách hàng mua căn hộ tại Dự án Chung cư Ruby City CT3 ở quận Long Biên (Hà Nội) đang tố cáo Chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Thăng Long – Việt Nam lừa dối khách hàng suốt nhiều năm qua.
Giải pháp chấn chỉnh “xe dù bến cóc” đang bùng phát ở nội thành Hà Nội
Những chiếc xe không chỉ vi phạm khi dừng đỗ hay bắt khách dọc đường mà còn là nguyên nhân gây ùn tắc, tiềm ẩn tai nạn giao thông, đặc biệt tạo các bến dù để kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh khiến nhiều nhà xe khác thiệt thòi, bức xúc. Tình trạng này khiến các cơ quan quản lý tại Hà Nội phải “đau đầu”.
Chung cư trung – cao cấp Hà Nội 2023 có còn hấp dẫn?
Sáng ngày 12/4/2023, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) tổ chức Tọa đàm thường niên đánh giá triển vọng thị trường chung cư Hà Nội 2023 - 2025 và Công bố báo cáo: Dự báo xu hướng phân khúc chung cư trung - cao cấp Hà Nội năm 2023.
Ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi vùng ngoại thành Hà Nội: (Bài 2) Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo “nóng”
Sau khi Người đưa tin TV thông tin về việc hàng trăm trang trại chăn nuôi vùng ngoại thành không đảm bảo về vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, một trong các địa bàn được nhắc đến là huyện Đan Phượng, đã có những chuyển biến tích cực.
Sau phản ánh của Người đưa tin TV: Nhóm đối tượng lãnh 80 tháng tù giam
Do không gửi xe vào bãi trông giữ xe, nhiều ô tô của người dân sống quanh Khu đô thị Mỹ Đình 1, thuộc phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bị nhóm “đầu gấu” đập phá. Đến nay, các đối tượng đã phải trả giá trước sự nghiêm minh của pháp luật với 80 tháng tù giam.
Vi phạm đất đai, xây dựng vùng ven đô: (Bài 2) “Vùng cấm” ở huyện Phúc Thọ
Để bảo vệ môi trường, đất đai và cho phù hợp với quy hoạch, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện để xây dựng trạm trộn bê tông. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tại vùng ven đô Hà Nội, những trạm trộn bê tông trái phép vẫn mọc lên ngày một nhiều nhưng chưa có biện pháp xử lý.
Chấp hành quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng công ở Ứng Hoà, Hà Nội: (Bài 1) Nhiều dấu hiệu bất thường
Huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cầu đường nhằm thuận tiện lưu thông, kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía nam của Thủ đô với tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, khi xây dựng, một số dự án lại có dấu hiệu thi công chưa đảm bảo chất lượng, chưa chấp hành các quy định về môi trường và an toàn lao động, gây bức xúc cho người dân.
Ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi vùng ngoại thành Hà Nội: Phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu
Hiện nay, tại khu vực ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các trại lợn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là chủ các cơ sở chăn nuôi thiếu ý thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nguyên nhân khác là cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm giám sát, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm.