Cảnh sát giao thông Hà Nội xử lý hàng loạt xe khách “lởn vởn” trên đường
Vừa qua, Người đưa tin TV đã nêu ra vấn nạn “xe dù bến cóc” nhức nhối trên địa bàn quận Cầu Giấy và các giải pháp chấn chỉnh. Mới đây, Đội CSGT số 6 đã ra quân xử lý các nhà xe vi phạm.
Ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi vùng ngoại thành Hà Nội: (Bài 2) Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo “nóng”
Sau khi Người đưa tin TV thông tin về việc hàng trăm trang trại chăn nuôi vùng ngoại thành không đảm bảo về vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, một trong các địa bàn được nhắc đến là huyện Đan Phượng, đã có những chuyển biến tích cực.
Sau phản ánh của Người đưa tin TV: Nhóm đối tượng lãnh 80 tháng tù giam
Do không gửi xe vào bãi trông giữ xe, nhiều ô tô của người dân sống quanh Khu đô thị Mỹ Đình 1, thuộc phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bị nhóm “đầu gấu” đập phá. Đến nay, các đối tượng đã phải trả giá trước sự nghiêm minh của pháp luật với 80 tháng tù giam.
Vi phạm đất đai, xây dựng vùng ven đô: (Bài 2) “Vùng cấm” ở huyện Phúc Thọ
Để bảo vệ môi trường, đất đai và cho phù hợp với quy hoạch, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện để xây dựng trạm trộn bê tông. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tại vùng ven đô Hà Nội, những trạm trộn bê tông trái phép vẫn mọc lên ngày một nhiều nhưng chưa có biện pháp xử lý.
Chấp hành quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng công ở Ứng Hoà, Hà Nội: (Bài 1) Nhiều dấu hiệu bất thường
Huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cầu đường nhằm thuận tiện lưu thông, kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía nam của Thủ đô với tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, khi xây dựng, một số dự án lại có dấu hiệu thi công chưa đảm bảo chất lượng, chưa chấp hành các quy định về môi trường và an toàn lao động, gây bức xúc cho người dân.
Ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi vùng ngoại thành Hà Nội: Phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu
Hiện nay, tại khu vực ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các trại lợn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là chủ các cơ sở chăn nuôi thiếu ý thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nguyên nhân khác là cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm giám sát, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm.
Giải pháp nào cho vấn nạn “chuồng cọp” ở Hà Nội: (Bài 2) "Hơn 20 năm nay chưa ai bị kỷ luật về góc độ quản lý"
Việc để “chuồng cọp” tại ban công mọc lên ngày càng nhiều ở các đô thị lớn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Ngoài việc đưa ra các giải pháp xử lý hậu quả thì cũng cần quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác quản lý Nhà nước.
Nhức nhối hoạt động kinh doanh “nhạy cảm, biến tướng”: (Bài 1) Chủ cơ sở massage kích dục có thể bị phạt tới 10 năm tù
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và UBND TP Hà Nội, công tác quản lý nhà nước về ANTT đối với các hoạt động kinh doanh “nhạy cảm” trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, thời gian gần đây, vấn đề này còn một số tồn tại, nhiều cơ sở kinh doanh đã “biến tướng” hoạt động trái luật.
Công tác quản lý về đất đai, môi trường và xây dựng khu vực ven sông ở Đông Anh, Hà Nội: (Bài 3) Lấn chiếm tràn lan, xây dựng trái quy hoạch
Từ lâu, vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông luôn được các cấp từ trung ương đến địa phương quan tâm nhằm tránh việc sử dụng sai mục đích, vi phạm quy hoạch của địa phương dẫn đến nhiều hệ lụy, phức tạp kéo dài. Tuy nhiên ở một số địa phương vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức, như ở huyện Đông Anh, Hà Nội là một điển hình.
Công khai, dân chủ là "chìa khóa vàng" trong công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng
Theo quy định, khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền.
Công tác quản lý về đất đai, môi trường, xây dựng khu vực ven sông ở Đông Anh, Hà Nội: (Bài 2) Cần thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp khai thác cát kiểu huỷ hoại môi trường
Bờ sông Hồng đoạn qua xã Đại Mạch và xã Võng La, huyện Đông Anh dài chừng 5km, có gần chục bãi cát có dấu hiệu xâm phạm đến bãi bồi ven sông, xe quá tải thì chạy suốt ngày đêm uy hiếp trực tiếp đến hệ thống đê điều khiến tình hình ANTT tại địa phương bị đe dọa. Đã đến lúc UBND và Công an huyện Đông Anh cần thanh kiểm tra, xem xét việc chấp hành pháp luật đối với những đơn vị này.
Vi phạm đất đai, xây dựng vùng ven đô: (Bài 1) Tình trạng "nhờn luật" nhìn từ huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Theo quy định pháp luật, hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định có thể bị xử phạt lên đến 250 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều địa phương quản lý lỏng lẻo, dẫn đến vi phạm tràn lan.
Công tác quản lý về đất đai, môi trường, xây dựng khu vực ven sông ở Đông Anh, Hà Nội: (Bài 1) Xe quá tải “dày xéo” đê sông Hồng
Bất chấp các quy định của pháp luật cũng như phản ánh của người dân, hàng trăm lượt xe tải cỡ lớn vẫn miệt mài vận chuyển cát từ mỏ của Công ty Minh Đạt (huyện Đông Anh, Hà Nội) rồi chạy với tốc độ cao đi tiêu thụ, khiến con đường ngày một xuống cấp, uy hiếp sự an toàn của đê Tả sông Hồng, khiến người dân rất bức xúc.
Thả rông vật nuôi gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tù 10 năm
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông va chạm với vật nuôi thả rông trên đường. Vậy hành vi thả rông vật nuôi trên đường gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào?