Giải pháp nào cho vấn nạn “chuồng cọp” ở Hà Nội: (Bài 4) Ẩn họa chết người từ những căn nhà dạng 'chuồng cọp'

07/08/2024 10:59

Theo dõi trên

Những ngày qua, dư luận xã hội xôn xao, thán phục trước hành động của một thanh niên mặc áo sơ mi trắng, một mình trèo lên ban công của một ngôi nhà 3 tầng đang bốc cháy để giải cứu các nạn nhân thoát chết. Vụ việc này tiếp tục dấy lên cảnh tình về nguy cơ thương vong khi xảy ra cháy nổ tại các công trình thiết kế dạng “chuồng cọp”.

Trèo “chuồng cọp” cứu người

Sáng ngày 30/5, tại Hà Nội xảy ra một vụ cháy ở ngôi nhà 3 tầng có địa chỉ số 7, tổ 1, Ba La, Phú Lương, quận Hà Đông. 

Đáng chú ý, thời điểm xảy ra vụ cháy, có 2 nạn nhân nữ đang đứng ở ban công tầng 3 trong trạng thái hoảng loạn, liên tục kêu cứu. Khu vực ban công được hàn kín bởi thép sắt tạo thành “chuồng cọp”, khói đen cuồn cuộn bốc lên cao.

Trong lúc người dân hoảng loạn tìm cách giải cứu người, thì 1 nam thanh niên mặc áo trắng, nhanh trí, dũng cảm một mình trèo lên ban công tầng 3, dùng gạch đập vỡ con tiện xi măng và cứu 2 nạn nhân nữ thoát xuống an toàn. Số người còn lại được cảnh sát giải cứu.

Vụ cháy không gây thiệt hại về người. Nguyên nhân và thống kê thiệt hại tài sản đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Từ những vụ việc trên lại tiếp tục dấy lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ thương vong khi xảy ra cháy nổ tại các công trình thiết kế dạng “chuồng cọp”.

z5492141570503-47021a0b7a1b62376946ac811d81cbcb-1717076466.jpg
Thanh niên mặc áo trắng lên ban công của ngôi nhà đang bốc cháy, dùng gạch đập vỡ con tiện xi măng để cứu người

 

Thực tế tại phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội): “điếc không sợ súng”

Như Người Đưa Tin TV đã cảnh báo trước đó, hiện nay tại Hà Nội và một số thành phố lớn có mật động dân số cao, tình trạng “chuồng cọp” lắp đặt tại ban công của ngôi nhà xuất hiện ngày càng nhiều.

Để làm tăng diện cho ngôi nhà, nhiều hộ dân đã cơi nới ban công, lắp đặt khung sắt, tạo thành “chuồng cọp” kiên cố. Việc làm này đã vô tình bịt lối thoát nạn khi không may xảy ra hỏa hoạn.

Nhìn lại các khu tập thể, chung cư cũ xuống cấp ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, rất nhiều tòa nhà nhà cao chừng 5-7 tầng, nằm san sát nhau hầu hết đều được sửa chữa, cơi nới, tạo ra những “chuồng cọp” ở mỗi ban công, cửa sổ, điều này sẽ gây thương vong cao cao khi xảy ra cháy nổ.

Mặc dù, Người Đưa Tin TV đã nhắc rất nhiều lần đến những hệ lụy từ các công trình thiết kế theo kiểu “chuồng cọp” trên địa bàn phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình), thế nhưng đến nay thực trạng này vẫn không thay đổi.

z5492141570466-d3a605252e02d6bc79fec976fc818425-1717076466.jpg
Hàng loạt công trình nhà ở lắp "chuồng cọp" kiên cố ở phường Vĩnh Phúc

Giải pháp nào để giảm thương vong từ “chuồng cọp”

Ngày 20/9/2023, Thành ủy Hà Nội đã có Chỉ thị về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Chỉ thị của Thành ủy nêu rõ: Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

z5492141514599-2bc23c3550b99085a165fa39742a7ad0-1717076466.jpg
Ông Nguyễn Anh Dũng - Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc, người đứng đầu cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất địa bàn đối với lĩnh quản lý nhà nước

Để hạn chế những rủi ro khi xảy ra cháy nổ, tránh gây hậu quả đáng tiếc nào liên quan đến “chuồng cọp”, UBND TP Hà Nội cần có đánh giá toàn diện trên địa bàn phường Vĩnh Phúc nói riêng và toàn TP Hà Nội nói chung. Nhắc nhở, tuyên truyền, có giải pháp đảm bảo Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho người dân, để tránh thương vong. 

Có biện pháp xử lý từng bước đối với các công trình dạng “chuồng cọp”, tiến tới xóa bỏ. Đồng thời, quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu cấp phường, quận, nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, trong công tác giám sát địa bàn.

(Còn nữa)

Phong Hào

Quý đơn vị có nhu cầu quảng cáo vui lòng liên hệ hotline 0986.836.036